Không cần đến những bài kiểm tra IQ phức tạp, thậm chí cũng chẳng chờ con lớn, mẹ có thể đánh giá trí thông minh của trẻ ngay từ lúc con mới chào đời chỉ với những dấu hiệu sau đây
Dựa trên cân nặng lúc chào đời, chỉ số vòng đầu hay những biểu hiện lúc trẻ mới chào đời, các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu và đưa ra đánh giá về trí thông minh của trẻ. Tham khảo ngay để biết, liệu bé cưng có đang sở hữu một trí tuệ “vượt trội” không mẹ nhé!
Không cần đến những bài kiểm tra IQ phức tạp, thậm chí cũng chẳng chờ con lớn, mẹ có thể đánh giá trí thông minh của trẻ ngay từ lúc con mới chào đời chỉ với những dấu hiệu sau đây
Dựa trên cân nặng lúc chào đời, chỉ số vòng đầu hay những biểu hiện lúc trẻ mới chào đời, các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu và đưa ra đánh giá về trí thông minh của trẻ. Tham khảo ngay để biết, liệu bé cưng có đang sở hữu một trí tuệ “vượt trội” không mẹ nhé!
Trẻ có thông minh hay không? Tham khảo 5 dấu hiệu sau để nhận biết ngay, mẹ nhé!
1. Vòng đầu lớn
Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Molecular Psychiatry đã chỉ ra mối liên hệ giữa chu vi vòng đầu của trẻ sơ sinh và chỉ số IQ. Các chuyên gia người Anh đã tiến hành phân tích dữ liệu của gần 100.000 người Anh và nhận thấy những người có chu vi vòng đầu lúc mới sinh lớn hơn thường đạt được điểm cao hơn trong bài kiểm tra.
2. Đánh giá trí thông minh dựa trên cân nặng
Nghiên cứu trên 3.000 trẻ sơ sinh được công bố trên tạp chí Y học (Anh) cho thấy, cân nặng lúc chào đời của trẻ có xu hướng tỷ lệ thuận với chỉ số IQ của trẻ. Cụ thể, trẻ có cân nặng “nhỉnh” hơn lúc chào đời thường cũng “nhỉnh” hơn hẳn về mặt trí tuệ.
Không chỉ cân nặng lúc trẻ chào đời, tốc độ tăng cân của trẻ trong tháng đầu tiên cũng là yếu tố dự đoán trí thông minh của trẻ. Nghiên cứu trên 13.800 trẻ em, các chuyên gia tại Đại học Adelaide (Úc) nhận thấy, trong vòng 4 tuần đầu tiên sau sinh, trẻ tăng 40% cân nặng có chỉ số IQ cao hơn 1,5 điểm so với những trẻ chỉ tăng 15% cân nặng.
3. Nụ cười của bé
Ngay từ trong bụng mẹ, bé cưng đã biết cười. Tuy nhiên, nụ cười của bé lúc này chỉ là một phản xạ. Khoảng 2-3 tháng tuổi, bé sẽ thôi cười theo phản xạ. Nụ cười của bé lúc này thể hiện sự vui thích hoặc hứng thú của trẻ với một sự việc nào đó. Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh, trẻ sơ sinh biết cười sớm và cười nhiều thường có trí tuệ phát triển hơn.
4. Khả năng chú ý
Sự tập trung, chuyên chú vào 1 vấn đề nào đó cũng cho thấy trí thông minh vượt trội của trẻ. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất dễ bị phân tán tư tưởng. Tuy nhiên, với những bé có trí thông minh vượt trội, thời gian bé tập trung sẽ dài hơn hẳn. Bé có xu hướng dành nhiều thời gian với một câu chuyện, một vấn đề hay dành thời gian để làm chủ một kỹ năng nào đó. Mẹ cũng dễ dàng nhận thấy trẻ sớm đạt những cột mốc phát triển hơn so với cột mốc phát triển chuẩn.
5. Sự tỉnh táo
Khi nghe tiếng động xung quanh mình, một đứa trẻ thông minh thường nhanh chóng tìm kiếm nơi phát ra tiếng động. Bé có khả năng giao tiếp bằng mắt với mọi người từ rất sớm. Đồng thời, trẻ có xu hướng ngủ ít hơn, nhạy cảm hơn với ánh sáng cũng như kích thích từ môi trường xung quanh mình.
Thông tin trên chỉ mang tính tham khảo. Mẹ không cần quá lo nếu bé cưng chưa biểu hiện những dấu hiệu trên. Ngoài yếu tố di truyền, trí thông minh của trẻ còn bị ảnh hưởng bởi chế độ dinh dưỡng và cách nuôi dạy của cha mẹ.