– Cách 1: Giã dập lá húng, sau đó trộn với 10ml nước sôi, để cho ngấm rồi gạn lấy nước cho trẻ uống, ngày uống 2 lần.
– Cách 2: 10-15 lá húng chanh, 4 quả quất xanh và đường phèn. Rửa sạch lá húng chanh và quất xanh, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi thêm lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Cho bé uống liên tục 2 lần/ngày đến khi hết ho.
3.3. Uống mật ong dành cho trẻ trên một tuổi: Cho trẻ uống mật ong là phương thuốc hữu hiệu trong việc giảm nhẹ các cơn ho và cổ họng đau rát. Mật ong an toàn cho trẻ trên một tuổi và trẻ sẽ dễ chấp nhận phương thuốc này do hương vị ngọt thơm.
Liều lượng: nửa thìa cà phê với các bé từ 1 – 5 tuổi. một thìa cà phê cho các bé từ 6 – 11 tuổi.
4. Cho con ăn cháo giải cảm (cháo hành lá – tía tô)
Cháo hành, tía tô (thêm gừng xắt sợi nhuyễn), tuy đơn giản nhưng là bài thuốc chữa cảm cúm rất hay quen thuộc cho người lớn. Với trẻ kg cần cho gừng vào. Mẹ chỉ cần nấu cháo với hành và tía tô.
Tùy theo tháng tuổi của con mà nấu hạt cháo cho phù hợp, trẻ chưa ăn cháo được có thể dùng bột gạo để nấu (hành và tía tô cho vào máy xay nhuyễn rồi cho vào bột cháo). Để thêm dinh dưỡng mẹ cho thêm lòng đỏ trứng gà luộc chính tán nhuyễn vào. Bé lớn hơn có thể đánh tan lòng đỏ cho hẳn vào nồi cháo.
Lưu ý, nấu cháo chín, cho trứng vào và nêm vừa ăn, rồi mới cho hành và tía tô vào, đảo nhanh tay rồi tắc bếp, nấu lâu quá, tinh dầu trong hành và lá tía tô sẽ mất đi.
5. Cách giúp trẻ giải đờm
Khi trẻ bị ho có đờm, mẹ cần cho con uống nhiều nước. Trẻ bú mẹ bình thường dưới 6 tháng không cần uống nước, nhưng khi con ho có đờm, dù bú mẹ hoàn toàn cũng nên co con uống thêm nước (cho vào bình sữa cho con mút hay đút muỗng), hoặc các loại nước trái cây.
Đây là biện pháp làm loãng đàm rất hiệu quả. Nước còn làm dịu cơn rát họng, giúp trẻ giảm ho. Mẹ thường xuyên vỗ lưng cho bé sẽ giúp lưu thông tuần hoàn máu của phổi, giúp đờm trong phế quản long và dễ thải ra.
Cách vỗ: cho con nằm nghiêng, mẹ chụm 5 ngón tay hơi cong thành nửa vòng tức là nắm tay hờ, vỗ nhẹ vào lưng trẻ (sức vỗ không quá mạnh, vỗ lần lượt từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong, nằm nghiêng sang phải vỗ lưng bên trái, nằm nghiêng sang trái vỗ lưu bên phải, hai bên thay nhau).
Mỗi lần vỗ độ vài phút, ngày 2-3 lần. Khi mẹ nhìn thấy đờm trong họng con thì lấy khăn sữa sạch bọc vào đầu ngón tay móc nhẹ đờm ra cho con.
6. Nhỏ mũi cho con bằng nước muối sinh lý
Nhỏ mũi cho con ngày 3 – 4 lần khi con có biểu hiện hắt hơi nhiều lần trong ngày. Khi con đã bắt đầu sổ mũi, mẹ cần phải nhỏ mũi cho con ngày 6-7 lần, mới giúp con nhanh hết.
Chảy mũi nhiều càng nên nhỏ, nhưng phải húy sạch nước mũi mới nhỏ, kg thì sẽ khiến nước mũi chảy ngược vào sâu trong khoang mũi, khiến con viêm mũi nặng hơn. Nếu mẹ thấy con chảy nước mũi nhiều lại ngưng kg nhỏ mũi sẽ khiến con viêm mũi lâu hết hơn, viêm nhiễm có nguy cơ nặng hơn.