Tình trạng đi ngoài, tình trạng phân của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường là một trong những cách biểu hiện sức khỏe của trẻ. Chính vì vậy khi trẻ đi ngoài ít hay nhiều cùng đều khiến các mẹ lo lắng, nhất là với trẻ sơ sinh
Những tháng đầu sau sinh hay còn được gọi là giai đoạn sơ sinh của trẻ, do việc bú sữa nhiều nên các bé thường đi ngoài nhiều. Tuy nhiên, cũng có những giai đoạn có những bé đi ngoài ít hơn bình thường, trẻ sơ sinh không đi ngoài trong gần 1 tuần, có thể là thường 3, 4 ngày mới đi ngoài một lần. Chính sự thay đổi bất thường này khiến không ít bà mẹ bỉm sữa lo lắng, không biết vì sao lại như vậy và liệu có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của con hay không?
Vì sao trẻ sơ sinh chậm đi ngoài?
Các trẻ sơ sinh hầu hết đều được bú sữa mẹ hoàn toàn, còn lại một số trường hợp bắt buộc phải cho con ăn thêm sữa công thức. Việc đi ngoài của hai nhóm trẻ này cũng có sự khác nhau, cụ thể: với trẻ bú sữa mẹ sẽ đi ngoài khoảng 3 – 4 lần/ ngày, phân sền sệt và có mùi chua; còn với trẻ ăn sữa công thức sẽ đi ngoài 1 lần/ ngày, phần thành khuôn và có mùi thối hơn. Nhưng nếu tình trạng này thay đổi, trẻ sơ sinh không đi ngoài trong vài ngày thì có thể do những nguyên nhân sau:
Chậm đi ngoài do táo bón, phân của bé bị vón cục, có thể do sữa mẹ hoặc sữa công thức nóng…
Không đi ngoài do chậm tiêu, phân vẫn mềm… Hay trong đó có thể là do bú sữa mẹ ít để lại bã như sữa công thức, bé đi tiểu tiện cũng đã tiêu hao khá nhiều, nên phải nhiều ngày sau mới đủ tích tụ để bé đi ngoài. Hoặc lý giải cho nguyên nhân chậm tiêu là do bé bú chưa đủ sữa, bị đói… cũng khiến trẻ sơ sinh không đi ngoài nhiều như bình thường.
Ngoài ra, tình trạng trẻ đi ngoài ít, phải rặn nhiều có thể do bị suy giáp bẩm sinh, phình đại tràng hoặc hẹp hậu môn bẩm sinh.
Giải pháp khi trẻ sơ sinh không đi ngoài
Việc trẻ sơ sinh không đi ngoài trong vài ngày có thể là bình thường nếu biết do bé bị chậm tiêu, bị táo bón nhẹ các mẹ có thể áp dụng các biện pháp như:
Massage bụng theo chiều kim đồng hồ
Cho uống sữa giàu chất sắt, chất xơ hòa tan với trẻ ăn sữa ngoài
Với trẻ bú sữa mẹ thì mẹ cần bổ sung những nguồn dinh dưỡng thiết yếu, như thức ăn chứa nhiều chất xơ, chất sắt để con tiêu hóa tốt hơn…
Còn đối với các trường hợp trẻ sơ sinh không đi ngoài trong nhiều ngày do những bệnh lý bẩm sinh, cha mẹ cần đưa con đi khám và có hướng điều trị kịp thời.
Cảnh giác với những trường hợp trẻ không đi ngoài
Với những trường hợp trẻ sơ sinh không đi ngoài như chậm tiêu, táo bón có thể không đáng lo ngại. Nhưng với những dấu hiệu đi kèm dưới đây, cha mẹ không nên chủ quan, cần đưa bé đi kiểm tra để kịp thời có biện pháp chữa trị.
Bé bị đau bụng dữ dội sau nhiều ngày không đi ngoài
Bé dưới 6 tháng không đi ngoài sau hơn 1 ngày so với bình thường
Bé dưới 4 tháng đi ngoài phân cứng nhiều ngày
Bé đi ngoài phân có dính máu
Mỗi lần đi ngoài bé thường bị đau, gào khóc
Bé bị nhiều đợt táo bón
Hoặc với những trường hợp bé có triệu chứng không bình thường, bé khó chịu, quấy khóc nhiều…
Trên đây là những thông tin cơ bản và cần thiết để lý giải việc trẻ sơ sinh không đi ngoài trong nhiều ngày, hy vọng bạn đã có những kiến thức cơ bản để xử lý nhanh nhạy khi bé yế nhà mình gặp phải những trường hợp như trên.