Kiến thức
Dù bận rộn đến đâu, cha mẹ cũng không nên cho trẻ ăn những thực phẩm này vào buổi sáng

 Buổi sáng là thời điểm trẻ cần năng lượng nhiều nhất trong ngày, vì vậy cha mẹ cần quan tâm hơn đến bữa sáng của con mình.

 Vào những ngày bận rộn, để đỡ phiền phức, nhiều cha mẹ chọn cách mua đồ ăn sáng nhanh gọn cho con mình ăn. Các món như sữa đậu nành, quẩy chiên, bánh ngọt… thường được mua nhiều nhất.

Không riêng gì dịp Tết, trong ngày bình thường, một số cha mẹ cũng không quá chú trọng bữa sáng của con mình, chỉ cần có thứ gì đó lót bụng rồi chở con đến trường là xong. Tuy nhiên, dù bận rộn đến đâu, cha mẹ cũng không nên cho trẻ ăn thực phẩm không lành mạnh thường xuyên, vì theo thời gian nó sẽ là mầm mống gây ra nhiều căn bệnh cho trẻ.

Không nên cho trẻ ăn sáng bằng 4 loại thực phẩm này
 
1. Đồ chiên

Đồ chiên rán luôn rất hấp dẫn, đặc biệt quẩy là món ăn sáng khoái khẩu của mọi người, có thể ăn kèm với sữa đậu nành, bánh canh, các món nước bất kỳ, nhìn chung rất ngon. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ, tiêu thụ đồ ăn rán vào buổi sáng thường xuyên sẽ khiến trẻ chậm lớn, chậm phát triển trí tuệ.

Giáo sư Li Huiming, thuộc khoa Dinh dưỡng tại Bệnh viện Xiangya (Trung Quốc) giải thích rằng, trong quá trình chế biến quẩy, người ta thêm nhiều chất phụ gia để làm phồng miếng quẩy lên, chẳng hạn như phèn chua và soda. Những chất này có thể làm tổn thương hệ thống thần kinh trung ương, nếu dùng liều lượng cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

Thực phẩm sau khi chiên ở nhiệt độ cao, các chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin sẽ bị phá hủy. Thực phẩm chiên rán được xếp vào nhóm "2A carcinogens", có nghĩa là thường xuyên ăn sẽ làm tăng nguy cơ ung thư.

Ngoài ra, dầu chiên quẩy thường được sử dụng nhiều lần, dễ sinh ra các chất độc hại như axit béo chuyển hóa và hydrocacbon thơm đa vòng, có thể gây hại cho gan, thận, mạch máu…

2. Cháo trắng kèm dưa chua

Không ít cha mẹ nghĩ rằng nếu cho trẻ ăn cháo trắng còn ấm sẽ phù hợp với khả năng tiêu hoá của trẻ, cộng với đồ chua có thể kích thích sự thèm ăn. Bữa sáng như vậy không bổ dưỡng như mọi người nghĩ.

Thứ nhất, thành phần chính của cháo là ngũ cốc và nước. Carbohydrate trong gạo là một chất dinh dưỡng đơn lẻ, không thể đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể con người. Bữa sáng của trẻ cũng cần bổ sung protein và vitamin.

Thứ hai, cháo là thức ăn bán lỏng, có hàm lượng nước cao nên sẽ bị tiêu hóa nhanh hơn, khiến trẻ nhanh đói.

Thứ ba, dưa chua ăn giòn, có vị chua thanh, có tác dụng kích thích ăn ngon miệng, nhưng dưa chua chứa nhiều nitrit, sẽ kết hợp với các sản phẩm phân hủy protein trong dạ dày tạo thành chất gây ung thư nitrosamine.

Gợi ý:

Bạn có thể cho trẻ ăn cháo nhưng cần kết hợp với các thực phẩm giàu đạm và vitamin khác như trứng, sữa, rau, củ, quả… để đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Mỗi lần nấu cháo, bạn cũng có thể trộn chung với thịt, rau củ để tăng dinh dưỡng.

Dưa chua và các thực phẩm muối chua dù là bữa sáng, bữa trưa hay bữa tối đều không được khuyến khích cho trẻ.

3. Sinh tố trái cây hoặc nước hoa quả ép

Nhiều trẻ chỉ thích ăn trái cây chứ không thích rau, một số người mẹ đã nghĩ ra cách đối phó, đó là cho con mình uống nước ép rau củ tươi vào buổi sáng. Mặc dù nó ngon và bổ dưỡng nhưng không thực sự phù hợp với bữa sáng của trẻ.

Trái cây, rau củ tuy giàu vitamin và khoáng chất nhưng trẻ vẫn cần chất đạm trong bữa sáng. Mặt khác, trẻ em và người lớn đều thích thức ăn ấm vào buổi sáng, chỉ khi cơ thể ấm thì vi tuần hoàn mới diễn ra bình thường, giúp cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn diễn ra suôn sẻ.

Đồ ăn lạnh sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, thậm chí gây co thắt đường tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy và suy giảm khả năng tiêu hóa khác, máu lưu thông không đạt yêu cầu, lâu ngày sẽ dẫn đến suy giảm sức đề kháng.

Gợi ý:

Rau và trái cây có thể được dùng như một phần của bữa sáng, không phải là món chính, không nên ưu tiên hàng đầu. Ngoài ra, không nên cho trẻ ăn bữa sáng có đá lạnh để tránh kích thích dạ dày.

4. Bánh ngọt, mì gói

Các món ăn nhẹ khác nhau như bánh kem, bánh quy, bánh socola... hay các loại mì gói cũng là lựa chọn của nhiều bà mẹ, nó vừa tiện lợi lại không gây phiền hà cho trẻ khi ăn, giảm gánh nặng cho người mẹ. Hơn nữa, trẻ cũng rất thích ăn.

Tuy nhiên, những món ăn này thường chứa nhiêu dầu, đường, muối, calo, chất phụ gia, trẻ ăn vào có thể khó tiêu, ăn thường xuyên còn gây ra béo phì và một số bệnh về tim mạch, mạch máu não.

Đặc biệt, thường xuyên cho trẻ ăn đồ ngọt vào buổi sáng sẽ khiến trẻ dễ bị cận thị. Các chuyên gia về mắt cho biết, đường sẽ làm mềm nhãn cầu và củng mạc mắt. Củng mạc là mô quan trọng bao bọc nhãn cầu, duy trì hình dạng, nếu nó mềm sẽ dễ khiến nhãn cầu bị biến dạng.

Gợi ý:

Không nên cho trẻ ăn các đồ ăn vặt vào bữa sáng và cũng không nên cho trẻ ăn thường xuyên những món như bánh ngọt, mì ăn liền... Cha mẹ có thể cho trẻ ăn vặt lành mạnh như các loại hạt, trái cây, sữa chua…

Dinh dưỡng cân bằng cho bữa sáng

Bữa sáng của trẻ cần phải cân đối về mặt dinh dưỡng, nên có ngũ cốc, trái cây và rau, thịt, trứng, đậu, sữa.

1. Ngũ cốc

Nhiều trẻ em thích ăn sáng bằng mì gạo tinh chế, ăn rất ngon. Tuy nhiên sau khi chế biến mì gạo tinh chế thường mất đi một số chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất xơ, vitamin và muối vô cơ cần hoặc thiếu trong cơ thể con người.

Vì vậy, khi chế biến bữa sáng cho trẻ, cha mẹ nên chú ý phối hợp các loại ngũ cốc thô và mịn, chẳng hạn như cháo gạo lứt, kê, ngô, đậu. Bánh mì có thể chọn loại nguyên cám, mì ống có thể chọn kiều mạch.

2. Thịt và rau

Nhiều bà mẹ có quan niệm sai lầm rằng nên ăn sáng nhẹ nhàng một chút, trưa ăn nhiều thịt. Các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra, nếu chỉ chọn ngũ cốc, rau, củ, quả cho bữa sáng mà thiếu chất béo, chất đạm, túi mật sẽ dễ kết tủa sỏi do không thải được dịch, gây viêm túi mật. Do đó, bữa sáng nên kết hợp nhiều thịt và rau để có lợi cho sức khỏe.

3. Cân bằng axit-bazơ

Nếu cơ thể trẻ tích tụ quá nhiều axit, trẻ sẽ dễ mất tập trung, mệt mỏi và buồn ngủ vào buổi sáng. Vì vậy, bữa sáng nên ăn một số loại rau và trái cây có chứa chất kiềm để duy trì sự cân bằng axit-bazơ trong cơ thể.

4. Kết hợp thực phẩm nhiều màu

Thực phẩm có màu sắc thuần túy tự nhiên có thể làm tăng cảm giác thèm ăn của con người. Do đó, khẩu phần ăn sáng cần chú ý phối nhiều màu để bổ sung đủ nhu cầu của cơ thể và tăng cảm giác ngon miệng.

5. Cân bằng thức ăn khô và lỏng

Nếu sữa đậu nành kết hợp với bánh mì, nó không chỉ bổ sung nước cho cơ thể mà còn giúp loại bỏ chất thải trong cơ thể, giảm độ nhớt của máu.

Theo Trí Thức Trẻ

Đã thêm vào giỏ hàng !

Xem giỏ hàng