Nếu trẻ có 4 biểu hiện bất thường này chứng tỏ việc tích tụ thức ăn trong cơ thể quá nhiều, trẻ đang bị đầy bụng và khó tiêu

 Trẻ khi còn nhỏ, các chức năng thể chất và các cơ quan trong cơ thể còn yếu, nếu cha mẹ không biết cách chăm sóc trẻ có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ.

 Đặc biệt trước khi trẻ được ba tuổi, dạ dày và ruột cũng đang trong quá trình phát triển không ngừng, một khi trẻ bị tích tụ thức ăn quá nhiều có thể làm tăng gánh nặng cho dạ dày và ruột của trẻ. Nếu tình trạng như vậy diễn ra trong thời gian dài, các chất dinh dưỡng ăn vào cơ thể không thể hấp thụ được sẽ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng.

Con của chị Lâm năm nay 2 tuổi rưỡi, nhưng gần đây chị Lâm phát hiện chiều cao của con mình rất khác so với các bạn cùng lứa tuổi thấp hơn khoảng 5cm khiến chị rất lo lắng và không biết phải làm sao. Chị Lâm cho biết, chị thường bổ sung dinh dưỡng toàn diện cho con, không hiểu sao con chị vẫn phát triển chậm, vì lo lắng nên chị Lâm đưa con đến bệnh viện khám.
Sau khi đi khám, bác sĩ phát hiện ra rằng lá lách và dạ dày của đứa trẻ có vấn đề, và khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể đã bị suy giảm từ lâu. Có lẽ đây là một trong những nguyên nhân khiến đứa trẻ thấp hơn các bạn cùng lứa tuổi. Bác sĩ cũng cho biết, nếu tình trạng này không được khắc phục kịp thời, sức khỏe của đứa trẻ có thể ngày càng xấu đi và có thể xảy ra một số vấn đề nghiêm trọng hơn. Chị Lâm cảm thấy đặc biệt có lỗi sau khi nghe những chia sẻ của bác sĩ và hối hận vì đã không đưa con đến bệnh viện sớm hơn.
Trẻ xuất hiện những triệu chứng này có thể do thức ăn đã tích tụ quá lâu trong ruột khiến trẻ bị đầy bụng và khó tiêu:
1. Trẻ biếng ăn
Bình thường, trẻ thích ăn vặt hơn, một số món chiên rán thường là món khoái khẩu của trẻ. Tuy nhiên khi trẻ bị tích tụ quá nhiều thức ăn trong bụng, trẻ sẽ tỏ ra kém ăn, không có hứng thú ngay cả khi để trước mặt trẻ những món ăn vặt yêu thích. Cha mẹ không biết rằng đây là dấu hiệu của các bệnh về dạ dày của trẻ. Ngoài việc dụ trẻ ăn vặt, cha mẹ cũng có thể cân nhắc đưa một số món khác mà trẻ thích ăn để xem trẻ có phản ứng gì không, nếu không cha mẹ cần phải đưa trẻ đến bệnh viện khám.
2. Trẻ thường ôm bụng
Đối với trẻ một hoặc hai tuổi, chúng không thể bày tỏ những suy nghĩ bên trong của mình với cha mẹ qua những lời nói chính xác, chúng chỉ có thể tiết lộ tình trạng của mình với cha mẹ thông qua ngôn ngữ cơ thể. Một số trẻ có thể thường xuyên ôm bụng, các bậc cha mẹ không nên nghĩ rằng con mình đang giả vờ mà nên hỏi con xem chuyện gì đã xảy ra. Nếu là khó chịu về đường tiêu hóa, tốt nhất cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện khám, không nên chỉ trích trẻ một cách tùy tiện.
3. Khuôn mặt của trẻ phờ phạc hoặc nước da xám xịt
Tất nhiên, nếu tích tụ thức ăn lâu ngày, cơ thể sẽ có triệu chứng ăn không tiêu, điều này cũng rõ ràng hơn. Bởi vì trong trường hợp bình thường, nếu trẻ ăn thức ăn lành mạnh, da của trẻ hồng hào và chúng cũng ở trạng thái tương đối bình thường. Nếu sắc mặt của trẻ phờ phạc, thậm chí tím tái, đôi khi cơ thể không có chút sức lực nào và nổi một vài đường gân xanh trên sống mũi thì cha mẹ nên xem xét trẻ có bị tích thức ăn hay không. Ngoài ra, nếu trẻ bị hôi miệng cũng có thể báo hiệu cho bố mẹ biết trẻ bị tích tụ thức ăn và bố mẹ cần phải lưu ý.
4. Tăng số lần trẻ thức dậy vào ban đêm
Bình thường trẻ ngủ ngoan cả đêm không dậy, nhưng trong khoảng thời gian gần đây đêm nào cũng dậy một đến hai lần và liên tục không ngủ được, cha mẹ cần phải cảnh giác xem có phải do tỳ vị và dạ dày của trẻ có vấn đề hay không.
Vì nếu trẻ bị tích tụ thức ăn trong dạ dày thì đến một mức độ nào đó, dạ dày sẽ bị kích thích có thể khiến trẻ khó ngủ. Ngoài ra, cũng có một số trẻ có biểu hiện nghiến răng, trở mình, hay nằm sấp khi ngủ, cũng cần phải chú ý.
Tránh cho trẻ ăn nhiều những thực phẩm này để ngừa tình trạng tích tụ thức ăn
1. Thức ăn cay, lạnh
Trẻ em thường thích ăn những thức ăn cay, hoặc lạnh có tính kích thích, nhưng cha mẹ cần phải chú ý kiểm soát, vì tỳ vị và dạ dày của trẻ vốn đã yếu, thường xuyên ăn những thức ăn có tính kích thích như vậy dễ gây hại cho tỳ vị, dạ dày và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nếu để lâu ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, vì vậy cha mẹ nên cố gắng cho con ăn những thức ăn nhẹ, hạn chế ăn những thức ăn sống, lạnh và cay.
2. Đồ ăn vặt
Trẻ con nghịch ngợm, ham chơi thường quên giờ ăn, nên thường ăn vặt khi đói, điều này cũng dễ ảnh hưởng đến sức khỏe tỳ vị, dạ dày của trẻ. Vì vậy, cha mẹ phải cho trẻ ăn đúng giờ.
3. Thức ăn quá nhiều dầu mỡ
Ngày nay, nhiều bậc cha mẹ thích đưa con đi ăn những món như gà chiên, các món lẩu,… chất béo trong những thực phẩm này rất nhiều. Người lớn có thể hấp thụ nhanh các thực phẩm này, nhưng đối với trẻ em, chất béo không thể tiêu hóa nhanh nên có thể tích tụ trong dạ dày.
Khi trẻ không tiêu hóa được, lâu ngày sẽ tăng gánh nặng cho dạ dày, khiến trẻ không có cảm giác thèm ăn các loại thức ăn khác, vì vậy khi chăm sóc trẻ, cha mẹ cũng nên cân nhắc chế độ ăn uống điều độ, ăn nhiều rau củ quả, cố gắng không cho trẻ ăn quá no và đồ ăn quá nhiều dầu mỡ.
theo Pháp luật và bạn đọc

Bài viết kiến thức liên quan